Thứ Tư, 20 tháng 10, 2010

Đại hội công đoàn trường PTDTNT nhiệm kì 2010-2012 là ĐH của tổ hợp trí tuệ

Chiều 19/10/2010 BCH công đoàn trường PTDTNT Hạ Lang tổ chức đại hội công đoàn nhiệm kì 2010-2012. Đại hội đã đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết đại hội nhiệm kì 2007-2010; qua những thành tựu đã đạt được trong nhiệm kì, đội ngũ cán bộ công nhân viên chức đã tin tưởng vào năng lực tổ chức điều hành của BCH cũ và thấy sự cần thiết phải xây dựng tổ chức công đoàn cơ sở vững mạnh ngày càng đáp ứng nhu cầu đổi mới của đơn vị góp phần thực hiện thắng lợi lớn nhiệm vụ của ngành GD&ĐT Cao Bằng. Theo ý kiến phát biểu chỉ đạo của ông Nông Văn công - Bí thư chi bộ THPT Hạ Lang, Hiệu trưởng trường PTDTNT Hạ Lang cho biết: Đại hội đã nhìn nhận, kiểm điểm nghiêm túc các hoạt động của công đoàn trong nhiệm kì qua, mạnh dạn đưa nhiều chỉ tiêu phấn đấu trong nhiệm kì 2010-2012, đó là nhiệm kì phấn đấu đạt 80% trở lên về các tiêu chí trường chuẩn Quốc gia. Đại hội đã thông qua nghị quyết, 100% đoàn viên công đoàn nhất trí cao; đ/c bí thư cho biết thêm thuận lợi có nhiều, song cũng không gặp không ít khó khăn, thách thức; tuy vậy, thành công của đại hội là nguồn sức mạnh mới để tiếp tục phấn đấu vượt qua, xây dựng tổ chức công đoàn cơ sở vững mạnh. Công đoàn cơ sở luôn là nơi để các đoàn viên công đoàn được khảng định vị trí, vai trò của bản thân với sự nghiệp giáo dục, với sự nghiêp đổi mới Đất nước; chắc hẳn với tinh thần quyết tâm  thi đua yêu nước sôi nổi của đơn vị sẽ làm các khó khăn, thách thức ngày càng nhỏ bé. Với câu nói đó đã tạo thêm một luồng khí mới cho toàn thể cán bộ công nhân viên, hết lo lắng, ngại ngùng quyết tâm thẳng tiến;. trong thới gian tới sẽ có câu trả lời./.

Thứ Bảy, 9 tháng 10, 2010

Ý nghĩa tết Trung thu

Tết Trung Thu rước đèn đi chơi
Em rước đèn đi khắp phố phường
Lòng vui sướng với đèn trong tay
Em múa ca trong ánh trăng rằm
Đèn ông sao với đèn cá chép
Đèn thiên nga với đèn bướm bướm
Em rước đèn này đến cung trăng
Đèn xanh lơ với đèn tím tím
Đèn xanh lam với đèn trắng trắng
Trong ánh đèn rực rỡ muôn màu …”

Theo phong tục người Việt chúng ta, Tết Trung Thu được tổ chức vào giữa mùa thu, tức là hôm rằm tháng tám ta.
Trong dịp này người ta làm cỗ cúng gia tiên và bày bánh trái ra sân cúng mặt trăng. Nhân dịp tết này, người lớn thì uống rượu, thưởng trăng, và hát trống quân; trẻ em thì rước đèn, đi xem múa lân, ca hát các bài hát Trung Thu, và vui hưởng bánh kẹo cùng các thứ trái cây do cha mẹ bày ở ngoài sân trong đêm Trung Thu dưới hình thức một mâm cỗ.
Theo tục lệ, việc trẻ con thưởng thức bánh kẹo trái cây trong đêm Trung Thu này được gọi là "phá cỗ."
Nguồn Gốc Tết Trung Thu
Người Việt ta ăn Tết Trung Thu vào ngày rằm tháng tám âm lịch là do ta phỏng theo phong tục của người Tàu. Chuyện xưa kể rằng vua Đường Minh Hoàng (713-741 Tây Lịch) dạo chơi vườn Ngự Uyển vào đêm rằm tháng tám âm lịch. Trong đêm Trung Thu, trăng rất tròn và trong sáng. Trời thật đẹp và không khí mát mẻ. Nhà vua đang thưởng thức cảnh đẹp thì gặp đạo sĩ La Công Viễn còn được gọi là Diệp Pháp Thiện. Đạo sĩ có phép tiên đưa nhà vua lên cung trăng. Ở đấy, cảnh trí lại càng đẹp hơn. Nhà vua hân hoan thưởng thức cảnh tiên và du dương với âm thanh ánh sáng huyền diệu cùng các nàng tiên tha thướt trong những xiêm y đủ màu xinh tươi múa hát. Trong giờ phút tuyệt vời ấy nhà vua quên cả trời gần sáng. Đạo sĩ phải nhắc, nhà vua mới ra về nhưng trong lòng vẫn bàng hoàng luyến tiếc.
Về tới hoàng cung, nhà vua còn vấn vương cảnh tiên nên đã cho chế ra Khúc Nghê Thường Vũ Y và cứ đến đêm rằm tháng tám lại ra lệnh cho dân gian tổ chức rước đèn và bày tiệc ăn mừng trong khi nhà vua cùng với Dương Quí Phi uống rượu dưới trăng ngắm đoàn cung nữ múa hát để kỷ niệm lần du nguyệt điện kỳ diệu của mình. Kể từ đó, việc tổ chức rước đèn và bày tiệc trong ngày rằm tháng tám đã trở thành phong tục của dân gian.
Cũng có người cho rằng tục treo đèn bày cỗ trong ngày rằm tháng tám âm lịch là do ở điển tích ngày sinh nhật của vua Đường Minh Hoàng. Vì ngày rằm tháng tám là ngày sinh nhật của vua Đường Minh Hoàng nên triều đình nhà Đường đã ra lệnh cho dân chúng khắp nơi trong nước treo đèn và bày tiệc ăn mừng. Từ đó, việc treo đèn bày cỗ trong ngày rằm tháng tám trở thành tục lệ.
Người Hoa và người Việt đều làm bánh trung thu để cúng, ăn, biếu thân bằng quyến thuộc, và đãi khách. Điểm chung kế tiếp là người Hoa và người Việt đều tổ chức rước đèn trong đêm trung thu.
Ý nghĩa Tết Trung Thu
Tết Trung Thu của người Việt có nhiều điểm đặc biệt khác với Tết Trung Thu của người Trung Hoa. Theo phong tục người Việt, bố mẹ bày cỗ cho các con để mừng trung thu, mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến để treo trong nhà và để các con rước đèn.
Cỗ mừng trung thu gồm bánh trung thu, kẹo, mía, bưởi, và các thứ hoa quả khác nữa. Đây là dịp để con cái hiểu được sự săn sóc quí mến của cha mẹ đối với mình một cách cụ thể. Vì thế, tình yêu gia đình lại càng khắng khít thêm.
Cũng trong dịp này người ta mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng, và các ân nhân khác. Thật là dịp tốt để con cháu tỏ lòng biết ơn ông bà cha mẹ và để người đời tỏ lòng săn sóc lẫn nhau.
Người Hoa hay tổ chức múa lân trong dịp Tết Nguyên Đán. Người Việt lại đặc biệt tổ chức múa Sư Tử hay Múa Lân trong dịp Tết Trung Thu. Con Lân tượng trưng cho điềm lành. Người Trung Hoa không có những phong tục này.Thời xưa, người Việt còn tổ chức hát trống Quân trong dịp Tết Trung Thu. Điệu hát trống quân theo nhịp ba “thình, thùng, thình.” Ngày xưa trai gái dùng điệu hát trống quân để hát trong những đêm trăng rằm, nhất là vào rằm tháng tám. Trai gái hát đối đáp với nhau vừa để vui chơi vừa để kén chọn bạn trăm năm. Người ta dùng những bài thơ làm theo thể thơ lục bát hay lục bát biến thể để hát.
Tết Trung Thu mới đầu là tết của người lớn để thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên, ăn bánh, và uống trà ngắm trăng rằm vào giữa tiết Thu. Dần dần Tết Trung Thu trở thành Tết Trẻ Em hay Tết Nhi Đồng, nhưng người lớn cũng dự phần trong đó. Các em có dịp vui chơi rước đèn, ca hát, phá cỗ do cha mẹ anh chị bày cho và nhất là có dịp ăn bánh kẹo thả cửa mà không sợ bị quở mắng là “ăn kẹo hư răng.”
Trong dịp Tết Trung Thu, trẻ em có dịp được học bài hát “Rước Đèn Tháng Tám” một cách thích thú: “Tết Trung Thu rước đèn đi chơi, em rước đèn đi khắp phố phường. Lòng vui sướng với đèn trong tay. Em múa ca trong ánh trăng rằm. Đèn kéo quân với đèn cá trắm, đèn thiên nga với đèn bươm bướm. Em rước đèn này đến cung trăng. Đèn xanh lơ với đèn tím tím, đèn xanh lam với đèn trắng trắng. Trông ánh đèn rực rỡ muôn màu.”
Tết Trung Thu là một phong tục rất có ý nghĩa. Đó là ý nghĩa của chăm sóc, của báo hiếu, của biết ơn, của tình thân hữu, của đoàn tụ, và của thương yêu. Cần cố gắng duy trì và phát triển ý nghĩa cao đẹp này.

Lề lối làm việc của Hiệu trưởng với các tổ chức đoàn thể

SỞ GD&ĐT CAO BẰNG
TRƯỜNG PTDTNT HẠ LANG


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

                 Hạ Lang, ngày  10  tháng 10 năm 2010


MỐI QUAN HỆ VÀ LỀ LỐI LÀM VIỆC GIỮA HIỆU TRƯỞNG VỚI CÁC TỔ CHỨC ĐOÀN THỂ
1. Công đoàn:
     - Tham gia cùng chính quyền thực hiện tốt các công tác nói chung trong nhà trường.
    - Giám sát các hoạt động, việc làm của chính quyền nhà nước.
    - Tuyên truyền, vận động tổ chức tốt các phong trào thi đua và các hoạt động khác trong nhà trường.
    * Thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm:
    + Phối hợp chặt trong việc chỉ đạo công tác thi đua trong giáo viên, cán bộ. ngoài đề các chỉ tiêu, biện pháp thi đua chung cần chỉ đạo các tổ trưởng chuyên môn phối hợp với tổ trưởng công đoàn để triển khai các đề án và các biện pháp theo dõi đánh giá thi đua trong giáo dục, giảng dạy và công tác phục vụ cho công tác và học một cách thường xuyên: Việc sơ kết, tổng kết khen thưởng thi đua cuối học kỳ, cuối năm học. Đại diện tổ chức công đoàn là thành viên của hội đồng thi đua khen thưởng chịu trách nhiệm về các thủ tục xét duyệt các danh hiệu thi đua và thủ tục công nhận sáng kiến, kinh nghiệm sau khi hội đồng giáo dục thông qua. 
    + Công đoàn có trách nhiệm chăm lo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng của giáo viên,  cán bộ, học sinh trong nhà trường.
    + Công đoàn chịu trách nhiệm trong việc tổ chức tốt đời sống vật chất, tinh thần cho giáo viên, cán bộ, học sinh; thường xuyên chăm lo việc ăn, ở, học tập, vui chơi, điều kiện làm việc cho cán bộ, giáo viên, học sinh. tích cực đảm bảo việc thực hiện các chế độ chính sách đã ban hành. Công đoàn giúp chi bộ, hiệu trưởng nắm tình hình tư tưởng của đoàn viên, tiến hành tốt việc giáo dục đoàn viên về mặt này.
    + Hiệu trưởng phối hợp tốt với công đoàn để công đoàn có những đề án thiết thực cho hội nghị công nhân viên chức theo định kỳ.
    + Phụ trách tốt công tác thanh tra nhân dân theo hướng dẫn của cấp trên.
    + Họp giao ban cùng HT thứ 2 hàng tuần.      
   2. Đoàn - Đội:
    + Thông qua tổ chức đoàn, đội, đội cờ đỏ và sự chỉ đạo của giáo viên chủ nhiệm xây dựng các tổ chức tự quản vững mạnh ở các lớp, tổ học tập làm cho học sinh có ý thức kỷ luật, từng bước xây dựng nề nếp, phong cách học tập, rèn luyện.  
 + Đoàn đội (thông qua ban thi đua học sinh) đề xuất các chỉ tiêu thi đua với hiệu trưởng và chỉ đạo các đội, liên đội, đội cờ đỏ, tổ trực tuần …tiến hành theo dõi, chấm điểm thi đua hàng ngày để sơ kết đánh giá vào lễ chào cờ đầu tuần.
   + Đoàn, đội tổ chức phát động các đợt thi đua ngắn nhằm vào những chỉ tiêu cụ thể; phát động học tập và làm theo các lớp điểm, các học sinh điển hình.  
+ Hiệu trưởng chỉ đạo tổng phụ trách đội phối hợp tốt với các giáo viên chủ nhiệm và liên đội, đội xây dựng kế hoạch hoạt động xã hội, tổ chức các phong trào quần chúng hưởng ứng các đợt sinh hoạt chính trị, xã hội hàng tuần, hàng tháng cho từng khối lớp.
   + Tổ chức tốt các hoạt động văn nghệ, thể thao trong nhà trường và từng khối lớp (phối hợp và chịu sự chỉ đạo của ban văn thể nhà trường).    
    3. Ban đại diện cha mẹ học sinh:
    + Giữa ban ĐDCMHS và nhà trường đề ra những bản qui ước giữa nhà trường và gia đình trong việc quản lý học sinh ở gia đình và ngoài xã hội.
    + Tổ chức bồi dưỡng phụ huynh những hiểu biết về giáo dục, về phương pháp dạy dỗ con em. Tổ chức trao đổi kinh nghiệm, tham quan học tập những phụ huynh làm tốt công tác giáo dục con em.
    + Thu lượm, phản ánh ý kiến của nhân dân và cha mẹ học sinh về các hoạt động cần thiết ở nhà trường.
    + Tổ chức họp giữa đại diện phụ huynh với hiệu trưởng được tiến hành định kỳ do 2 bên cùng thống nhất.
                                                                          HIỆU TRƯỞNG



                                                                           Nông Văn Công
 

Thứ Sáu, 8 tháng 10, 2010

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong day học, đem lại thắng lợi lớn cho phát triển tài năng

Chiều 08/10/2010, thầy Nông Đại Hoàng chuyên gia thiết kế bài giảng điện tử E- leanning đã mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ soạn giảng cho đội ngũ thầy cô trường PTDTNT Hạ lang. Kết quả ứng dụng vào tiết dạy trên lớp ngày một tăng, đã gây quá tải cho sử dụng thiết bị dạy học.

TIN TỨC " HT và làm theo tấm gương đạo đức HCM"

Sáng 08/10/2010, Tổ chuyên môn tổ tự nhiên, tổ Hành chính - Văn phòng Trường PTDTNT Hạ Lang tổ chức tổng kết 4 năm thực hiện cuộc vận động " Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh". Qua học tập, cán bộ, giáo viên. nhân viên có một bước tiến vượt bậc về tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức và góp phần tạo nên một khối Đại đoàn kết, đặc biệt mang lại sự đoàn kết chặt chẽ nội bộ cơ quan đơn vị, tạo đà phát triển nhà trường cũng như của toàn xã hội.

Thứ Năm, 7 tháng 10, 2010

Lich su phat trien truong DTNT Ha Lang

lÞch sö ph¸t triÓn tr­êng ptdtnt H¹ Lang


Sè TT
N¨m häc
Tæng sè gi¸o viªn
Tæng sè CB qu¶n lý
Tæng sè c¸n bé, nh©n viªn
Tæng sè líp
Tæng sè häc sinh
TØ lÖ
HSTN
%
Tæng sè häc sinh kh¸
Tæng sè häc sinh giái
Tæng sè HS vµo THPT
Tæng sè HS vµo NT tØnh
Tæng sè HS vµo vïng cao VB
Tæng sè HS vµo chuyªn nghiÖp
Ngµy th¸ng n¨m
Thµnh lËp
Chia t¸ch
1
1998 - 1999
1
0
0
1
40

7
0




10.1998

2
1999 - 2000
3
0
0
2
70

19
0






3
2000 - 2001
5
0
4
3
99

31
0






4
2001 - 2002
6
0
5
4
127

41
2






5
2002 - 2003
6
0
5
4
157

35
0






6
2003 - 2004
7
0
5
4
147
97
35
5






7
2004 - 2005
7
0
7
4
153
100
37
3





17.02.04
8
2005 - 2006
7
0
7
4
151
   93.9
38
3






9
2006 - 2007
8
0
7
5
174
100
37
2






10
2007 - 2008
10
1
7
6
193
100
49
6






11
2009-2010
14
2
11
7
228
56/56
80
9
53
3




12
2010-2011
17
2
11
7
230
57/57










                                                                                                                                       H¹ Lang, ngµy 07 th¸ng 10 n¨m 2010
                                                                                                                                                   hiÖu tr­ëng



        
                                                                                                                                                      N«ng V¨n C«ng
noitruhalang