Thứ Sáu, 31 tháng 12, 2010

Báo cáo sơ kết học ký 1 năm học 2010 - 2011

SỞ GD&ĐT TỈNH CAO BẰNG     CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

  TRƯỜNG PTDTNT HẠ LANG                Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
     Số: / BC – DTNT - HL                           Hạ Lang, ngày 30 tháng 12 năm 2010

BÁO CÁO
SƠ KẾT GIÁO DỤC TRUNG HỌC HỌC KỲ I NĂM HỌC 2010 – 2011

- Kính gửi: Phòng GD trung học – Sở GD&ĐT Cao Bằng

Thực hiện nhiệm vụ năm học 2010 – 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và công văn số 1659/SGD&ĐT – GDTrH ngày 18 tháng 8 năm 2010 của Sở GD&ĐT Cao Bằng về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục trung học năm học 2010 – 2011 và công văn số 2678/SGDĐT - GDTrH ngày 26/11/2010 của Sở GD&ĐT Cao Bằng về việc ôn tập,kiểm tra học kỳ 1 năm học 2010 - 2011, Trường phổ thông dân tộc nội trú huyện Hạ Lang báo cáo các nội dung sau:

A. THỰC HIỆN NHIỆM VỤ HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2009 - 2010

I. HỌC SINH, GIÁO VIÊN, LOẠI HÌNH TRƯỜNG

1. Học sinh

Cấp THCS:

- Tổng số học sinh: 230 HS, trong đó:

+ Số học sinh nữ: 155 HS, tỉ lệ: 67,39%

+ Số học sinh dân tộc thiểu số: 230 HS, tỉ lệ: 100%

- So với năm học trước tăng 2 học sinh, tỉ lệ: 0,86%

- Số học sinh bỏ học: không có, tỉ lệ: 0%

Nhìn chung về tình hình học sinh ổn định sĩ số, thực hiện duy trì sĩ số khá tốt, hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao. Tuy nhiên do học sinh là con em của vùng dân tộc thiểu số, vùng kinh tế xã hội còn gặp nhiều khó khăn, dân trí còn thấp nên ảnh hưởng tới công tác quản lý học sinh.

2. Đội ngũ giáo viên:

- Tổng số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên: 30 Trong đó:

+ Cán bộ quản lý: 2 Hiệu trưởng: 1 Hiệu phó: 1

Tổng số cán bộ quản lý là người dân tộc: 2

Tổng số cán bộ quản lý là nữ: 1

+ Giáo viên đang trực tiếp giảng dạy: 17

Tổng số giáo viên là người dân tộc: 17

Tổng số giáo viên là nữ: 14

+ Số cán bộ thiết bị: không có

+ Số cán bộ thư viện: không có

+ Số nhân viên phục vụ: 7

+ Số nhân viên hành chính: 3

+ Số bảo vệ: 1

- Những môn học thiếu giáo viên: không có

Về chất lượng đội ngũ hiện nay của đơn vị đã đạt 100% từ trình độ chuẩn trở lên nên đã đáp ứng được yêu cầu đổi mới dạy học. Tuy nhiên trình độ nghiệp vụ chưa đều, còn yếu về phương pháp dạy học, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học còn hạn chế cần phải bồi dưỡng trong thời gian tới.

II. KẾT QUẢ CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO DẠY VÀ HỌC

1. Thực hiện kế hoạch giáo dục

a. Chỉ đạo thực hiện chương trình sách giáo khoa THCS:

Nhà trường đã chỉ đạo thực hiện theo chương trình chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, thực hiện đúng tiến độ chương trình và kịp thời gian biên chế năm học.

b. Thực hiện dạy học 2 buổi/ngày:

Đơn vị đã chỉ đạo thực hiện thường xuyên và 100% học sinh được học 2 buổi/ngày. Buổi sáng dạy học các giờ chính khóa theo chương trình chung của ngành, buổi chiều dạy học một số giờ chính khóa, phụ đạo học sinh và các hoạt động ngoại khóa, buổi tối học sinh tự học trên lớp dưới sự quản lý của giáo viên.

c. Thực hiện dạy học tự chọn:

Việc thực hiện dạy học tự chọn rất thuận lợi, do đơn vị có phòng học môn tin, được trang bị và tài trợ thiết bị vi tính khá đầy đủ. Hiện nay có 34 bộ máy vi tính, bình quân 6,7 HS/1 máy tính. Kết quả 100% học sinh đều có khả năng sử dụng được máy vi tính trong học tập.

d. Dạy học nội dung giáo dục địa phương:

Các môn dạy học ở bậc THCS được dạy lồng ghép với chương trình chung của Bộ GD&ĐT, đặc biệt là các môn thuộc khoa học xã hội, đã tạo cho các học sinh có tình yêu và trân trọng quê hương Đất nước, đã hình thành nhân cách cho học sinh ngày càng hoàn thiện.

đ. Triển khai thí điểm dạy học tích hợp giáo dục môi trường:

Hiện nay nhà trường đang dạy học tích hợp môi trường lồng ghép với các môn học chính khóa. Ngoài ra còn tổ chức các hoạt động giáo dục ngoại khóa nhằm tạo ý thức trách nhiệm bản thân học sinh với vấn đề về môi trường xung quanh ở trường cũng như ở địa phương học sinh cư trú.

e. Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá:

Nhà trường đã thực hiện đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các môn học, cải tiến cách thức lên lớp của các thầy cô giáo đã phát huy được tính tư duy độc lập của học sinh trong học tập, đã tránh được học tập theo kiểu thụ động. Các phương pháp chủ yếu hiện nay đã sử dụng tổ chức học theo nhóm, đàm thoại, nêu vấn đề... Nhìn chung người thầy chỉ đóng vai trò chỉ đạo, hướng dẫn, còn học sinh tự hoàn thiện kiến thức, từ đó đã khắc phục được thầy đọc, trò ghi chép. Trong kiểm tra đánh giá học tập của học sinh đã đổi mới. Về kiến thức, kỹ năng đảm bảo đúng chuẩn bậc THCS. Nội dung kiểm tra trên phạm vi rộng, tránh được học tủ học, học lệch của học sinh.

g. Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy:

Nhà trường đã chỉ đạo các tổ chuyên môn và giáo viên tích cực đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, đem lại kết quả khá tốt, học sinh dễ hiểu bài hơn so với những giờ không ứng dụng công nghệ thông tin để giảng dạy.

Nhìn chung về thực hiện kế hoạch giáo dục trong học kỳ 1 năm học 2010 – 2011 có nhiều thuận lợi, do đội ngũ đã được chuẩn bị khá tốt trước khi bước vào năm học mới, hơn nữa đội ngũ thường xuyên không ngừng học tập để tự phấn đấu vươn lên. Tuy nhiên, đơn vị còn gặp nhiều khó khăn, do đội ngũ giáo viên chưa có điều kiện để tự đi bồi dưỡng kiến thức tin học, đã hạn chế tới việc sử dụng máy tính và máy chiếu phục vụ giảng dạy, nên việc áp dụng đại trà còn khó khăn.

2. Thực hiện quy chế chuyên môn:

- Công tác quản lý: Ban Giám hiệu nhà trường đã chỉ đạo các tổ chuyên môn thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn theo quy định của ngành. Chỉ đạo thực hiện từ khâu soạn giảng, kiểm tra đánh giá, tự bồi dưỡng và bồi dưỡng đến việc quản lý hồ sơ, quản lý hoạt động dạy học.

- Chỉ đạo thực hiện quy định về hồ sơ chuyên môn: Ban Giám hiệu đã chỉ đạo các tổ chuyên môn, các giáo viên thực hiện tốt quy định về hồ sơ chuyên môn. Đảm bảo 100% giáo viên có hồ sơ, giáo án đã qua kiểm tra vào thứ hai hàng tuần trước khi lên lớp. Sổ điểm được quản lý tốt và lấy đủ cơ số điểm. Sổ đầu bài, sổ báo giảng được kiểm tra đều khớp nhau. Sổ dự giờ, sổ chủ nhiệm đều thực hiện đúng theo kế hoạch đầu năm đã đề ra.

- Chỉ đạo tổ chức kiểm tra thực hiện đúng quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tổ chức kiểm tra theo đề chung cho các khối lớp và theo đề chung của huyện. Tổ chức thi học sinh giỏi cấp trường để tuyển chọn học sinh tham gia thi cấp huyện. Kết quả có 8 học sinh tham gia thi học sinh giải toán trên máy tính cầm tay, đạt 8 giải ( đạt 1 giải nhì, 2 giải ba và 5 giải khuyến khích). Ngoài ra học sinh còn tham gia thi giải toán và thi tiếng Anh trên Internet với tổng số đăng kí tham gia là 157 học sinh, trong đó hiện nay thi giải toán có 4 HS thi vượt qua vòng 8, một số em thi tiếng Anh đã vượt qua vòng 14.

Đánh giá xếp loại học sinh theo quy chế của Bộ GD&ĐT, kết quả đạt như sau:

Khối lớp TSHS Hạnh kiểm Học lực

Tốt Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu Kém

6 63 38 22 3 14 38 11

7 77 48 26 3 4 37 29 7

8 33 21 5 6 1 2 13 11 7

9 57 45 11 1 2 24 29 2

Cộng 230 152 64 13 1 8 88 107 39

3. Thực hiện các hoạt động giáo dục

a. Hoạt động học nghề phổ thông:

Nhà trường chỉ đưa môn tin học vào học nghề ở bậc học, nên không tổ chức cấp chứng chỉ nghề cho học sinh. Tuy nhiên học sinh cũng nắm được những kỹ năng cơ bản soạn thảo văn bản, cụ thể sử dụng được chương trình soạn thảo trên excel, word...

b. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp:

Nhà trường tổ chức thường xuyên theo chủ điểm hàng tháng. Ngoài ra còn có các hoạt động khác như lao động, vệ sinh môi trường, các buổi tuyên truyền giáo dục cộng đồng...

Tóm lại các hoạt động giáo dục của nhà trường có nhiều hình thức đa dạng, đã tạo cho học sinh phát triển toàn diện, không những được học các kiến thức văn hóa được các thầy cô giảng dạy ở trên lớp mà còn được học tập kiến thức qua các giờ hoạt động ngoại khóa tại trường học và cộng đồng.

4. Thực hiện cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và cuộc vận động “ Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”:

4.1. Thực hiện cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”:

Gắn thực hiện cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” với các cuộc vận động của ngành. Tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên đã được học tập tấm gương của Bác qua các lớp bồi dưỡng hè, qua các hội nghị của ngành. Từ đầu năm học các lớp tổ chức cho học sinh xây dựng kế hoạch và cam kết thi đua thực hiện theo 5 điều Bác Hồ dạy, đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên xây dựng kế hoạch và cam kết với lãnh đạo, với Huyện ủy để thực hiện học tập những tấm gương đạo đức của Người.

Đơn vị thành lập Ban chỉ đạo thực hiện cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Hàng tháng tổ chức sơ kết, đánh giá và rút kinh nghiệm, xây dựng phương hướng những tháng tiếp theo. Kết quả đã có nhiều chuyển biến tích cực, đã có nhiều gương người tốt, việc tốt, nhiều điển hình tiên tiến trong học kỳ của năm học.

5.2. Thực hiện cuộc vận động “ Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”:

Về thực hiện cuộc vận động “ Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”: Nhà trường đã tổ chức triển khai và thực hiện quyết định số 16/2008/QĐ – BGD ĐT ngày 16 tháng 4 năm 2008 của Bộ GD&ĐT về việc Ban hành Quy định về đạo đức nhà giáo, đội ngũ của trường đã tạo ấn tượng tốt về hình ảnh người thầy đối với học sinh. Mỗi thầy, cô giáo đã tự xác định việc tự học và sáng tạo là yếu tố cần thiết để tồn tại và phát triển của bản thân, của sự nghiệp giáo dục trong giai đoạn hiện nay và mai sau. Kết quả không có trường hợp vi phạm đạo đức nhà giáo.

5.3. Thực hiện phong trào “Xây trường học thân thiện, học sinh tích cực”:

Nhà trường đã thành lập ban chỉ đạo học kỳ 1 năm học 2010-2011 đã đạt một số tiêu chí sau: Luôn giữ trường lớp xanh, sạch đẹp; dạy học theo hướng đổi mới và có hiệu quả; thường xuyên rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh tạo cho các em biết hòa nhập, biết ứng xử và tự hoàn thiện mình; đưa các hoạt động tập thể, vui chơi lành mạnh vào nhà trường và có đông đảo học sinh tham gia sôi nổi. Tích cực tuyên truyền giáo dục học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và giữ gìn các di tích lịch sử ở địa phương bằng các hoạt động cụ thể, thiết thực như: Nhận chăm sóc, thắp hương nhà bia liệt sĩ ở Thị trấn Thanh Nhật, ngoài ra học sinh còn được tham gia các hoạt động ngoại khoá tìm hiểu về lịch sử địa phương, học tập qua sách báo, tham quan.

III. CÔNG TÁC PHỔ CẬP GIÁO DỤC THCS VÀ XÂY DỰNG TRƯỜNG CHUẨN QUỐC GIA

1. Phổ cập giáo dục THCS

Đơn vị góp phần chung vào công tác PCGDTHCS của huyện, vì vậy luôn chỉ đạo các giáo viên cần coi trọng công tác vận động và duy trì sĩ số là cần thiết nhất, nên trong học kỳ 1 vừa qua tỉ lệ duy trì sĩ số đạt 100%.

2. Trường chuẩn Quốc gia

Nhà trường đã tham mưu và báo cáo đã đạt một số tiêu chí với Phòng GD&ĐT huyện và Sở để định hướng xây dựng trường chuẩn Quốc gia trong thời gian tới.

Tuy nhiên, khó khăn nhất là tiêu chí cơ sở vật chất còn thiếu nhiều.

IV. XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ DẠY HỌC

- Xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học

+ Thuận lợi: Đơn vị được xây dựng theo mô hình trường DTNT, nên ban đầu tối thiểu đáp ứng được hoạt động dạy và học.

+ Khó khăn: các phòng học bộ môn chưa đủ quy cách hoặc chưa có đủ phòng.

- Kết quả:

+ Tổng số: 33 phòng, trong đó: Phòng học: 7 phòng ; phòng thí nghiệm: không có, phòng thư viện: 1 phòng; phòng học bộ môn: Phòng tin học: 1 phòng, phòng học ngoại ngữ: 1 phòng, phòng Vật lý: 1 phòng, phòng Hóa học: 1 phòng, phòng Sinh học: 1 phòng; Phòng nội trú cho học sinh: 20 phòng.

+ Số lượng thiết bị: 4 bộ

+ Số sách giáo khoa đã mua bổ sung mỗi khối lớp 80 bộ

VI. ĐÁNH GIÁ

1. Những việc đã làm được so với kế hoạch:

Trong học kỳ 1 vừa qua nhà trường đã hoàn thành nhiệm vụ, kết quả có nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch, chất lượng giáo dục có nhiều chuyển biến tích cực, tỉ lệ học sinh khá, giỏi, đạt giải các kỳ thi học sinh giỏi đều tăng cao so với cùng kỳ năm học trước. Chất lượng đội ngũ giáo viên được nâng cao kể cả về trình độ học vấn lẫn trình độ nghiệp vụ. Trong học kỳ có nhiều gương điển hình mới, nhiều giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở. Thực hiện các cuộc vận động lớn hưởng ứng tích cực, chất lượng cao và sâu hơn, từ đó đã dần dần đi vào nề nếp, đi vào cuộc sống của mỗi cá nhân trong đơn vị.

2. Những hạn chế:

Mặc dù đã đạt những kết quả đáng kể trong học kỳ, nhưng nhà trường vẫn có những hạn chế về chất lượng đội ngũ không đều; học sinh chậm tiếp thu do chủ yếu là học sinh dân tộc ở vùng sâu, vùng xa, vùng có nền kinh tế chậm phát triển; cơ sở vật chất còn thiếu, những yếu tố đó có ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng giáo dục của trường.

VII. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ

- Về công tác tuyển sinh cần đổi mới và lựa chọn những học sinh ưu tú nhất ở các vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.

- Về đội ngũ cần được bồi dưỡng thường xuyên, cần bố trí công việc phù hợp đối với những giáo viên không có khả năng giảng dạy trên lớp.

- Sở cần đầu tư sửa chữa các phòng học, phòng ở học sinh đã xuống cấp, xây mới phòng học bộ môn, nhà vệ sinh và một số hạng mục xây dựng cơ bản để hoàn thiện đối với trường PTDTNT.

B. PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2010 – 2011

I. Mục tiêu :

1. Quy mô phát triển:

Duy trì 7 lớp và 230 học sinh; trong đó:

- Lớp 6: 2 lớp; 63 học sinh

- Lớp 7: 2 lớp; 77 học sinh

- Lớp 8: 1 lớp; 33 học sinh

- Lớp 9: 2 lớp; 57 học sinh

2. Duy trì sĩ số: 100%

3. Phấn đấu các chỉ tiêu kế hoạch đề ra:

- Tỉ lệ hạnh kiểm khá trở lên 95%

- Xếp loại hạnh kiểm yếu không quá 5%

- Tỉ lệ học sinh giỏi: 4,34%

- Tỉ lệ học sinh khá đạt: 36,95%

- Tỉ lệ học sinh yếu về học lực không quá: 5%

- Tỉ lệ lên lớp thẳng: 93,02%

- Tỉ lệ học sinh lưu ban: không quá 2%

- Tỉ lệ tốt nghiệp THCS: 100%.

- Tăng tỉ lệ học sinh đạt giải các kì thi học sinh giỏi cấp huyện : 1,3%

- Tỉ lệ học sinh giỏi cấp tỉnh: 0,5%

II. Những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu:

1. Tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng và bồi dưỡng phẩm chất đạo đức học sinh.

2. Tăng cường phụ đạo học sinh yếu kém và bồi dưỡng học sinh khá giỏi.

3. Kết nạp thêm một số thanh niên ưu tú và thiếu niên vào tổ chức của Đoàn – Đội để tạo thêm tổ chức hoạt động càng mạnh trong nhà trường.

4. Bồi dưỡng phẩm chất, năng lực cho đoàn viên công đoàn để nâng cao hiệu quả công tác, xứng đáng là tổ chức công đoàn cơ sở vững mạnh.

5. Tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và trong quản lý.

6. Tăng cường thanh tra kiểm tra thường xuyên, định kỳ.

7. Ngăn chặn không có trường hợp nào mắc các tệ nạn xã hội, tệ nạn ma túy, phòng chống HIV/AIDS và giáo dục trật tự an toàn giao thông.

8. Tổ chức thực hiện tốt có hiệu quả cuộc vận động “ Hai không” với 4 nội dung: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục; nói không với việc vi phạm đạo đức nhà giáo và ngồi nhầm lớp” Và xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.

9.Tiếp tục thực hiện cuộc vân động: “ Dân chủ - Kỷ cương – Tình thương – Trách nhiệm” và cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Đẩy mạnh công tác xã hội giáo dục.

10. Duy trì tốt phong trào thi đua hai tốt “ Dạy tốt, học tốt”.

HIỆU TRƯỞNG





Nông Văn Công