Thứ Tư, 25 tháng 5, 2011

Báo cáo tổng kết năm học 2010-2011

SỞ GD& ĐT TỈNH CAO BẰNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG PTDT NT HẠ LANG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số : / BC – PTDTNT-HL Hạ Lang, ngày 28 tháng 5 năm 2010
BÁO CÁO
TỔNG KẾT NĂM HỌC 2010 - 2011 VÀ
PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2011 – 2012

Thực hiện Chỉ thị số 3399/CT- BGD- ĐT ngày 16 tháng 8 năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp và thực hiện chỉ thị của ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng về việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2010 - 2011. Thực hiện công văn số: 4949/BGDĐT- GDDT ngày 18 tháng 8 năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục dân tộc năm học 2010 – 2011 và công văn số 1907/SGD&ĐT-GDTrH ngày 06/9/2010 của Sở GD&ĐT Cao Bằng về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2010-2011 đối với giáo dục dân tộc. Thực hiện quyết định số: 2091/QĐ - BGD ĐT ngày 25 tháng 5 năm 2010 của Bộ giáo dục và đào tạo quyết định về việc ban hành khung kế hoạch thời gian và quyết định của UBND tỉnh Cao Bằng về ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2010-2011 đối với ngành Giáo dục và Đào tạo Cao Bằng. Để đánh giá những kết quả đã đạt được và những mặt còn tồn tại, hôm nay Trường PTDTNT huyện Hạ Lang báo cáo tổng kết năm học 2010- 2011.
Phần thứ nhất
KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2010 - 2011
I. QUY MÔ PHÁT TRIỂN TRƯỜNG LỚP VÀ HỌC SINH
1. Quy mô phát triển trường lớp:
Tháng 4 năm 2010 trường PTDTNT huyện Hạ Lang đã xây dựng kế hoạch năm học 2010 - 2011 bao gồm 7 lớp.
Lớp 6: 2 lớp
Lớp 7: 2 lớp
Lớp 8: 1 lớp
Lớp 9: 2 lớp
2. Về học sinh:
Toàn trường có 228 học sinh, so với đầu năm học giảm 02 học sinh.
- Nữ: có 155 học sinh. Tỉ lệ: 67,9%.
- Học Sinh dân tộc: 100%. Tày: 118; Nùng: 110 hs
- Về duy trì sĩ số theo từng khối lớp như sau:
+ Lớp 6: có 62 HS. Duy trì sĩ số 98,4%
+ Lớp 7: có 76 HS. Duy trì sĩ số 98,7%
+ Lớp 8: có 33 HS. Duy trì sĩ số 100%
+ Lớp 9: có 57 HS. Duy trì sĩ số 100%
Nhìn chung về quy mô trường lớp và học sinh được ổn định, số học sinh tăng so với năm học trước là 2 em, tỉ lệ 0,9%. Điều đó đã tạo điều kiện thuận lợi thêm cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường thực hiện mục tiêu vừa tạo nguồn cán bộ cơ sở, vừa tạo nguồn lao động có trí tuệ cho các địa bàn huyện trong tương lai, đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.
II. CÁC ĐIỀU KIỆN VỀ ĐỘI NGŨ, CƠ SỞ VẬT CHẤT, KINH PHÍ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHỈ ĐẠO
1. Về đội ngũ:
- Cán bộ quản lý: 2 ; Trong đó: nữ: 1; Dân tộc: 100%
- Giáo viên: 17; trong đó: Dân tộc: 100%
+ Trình độ đạt chuẩn: 64,7%
+ Trên chuẩn: 35,3%
- Giáo viên nữ: 82,4%; Tỉ lệ giáo viên trên lớp: 2,28
- Đánh giá xếp loại giáo viên:
+ Loại tốt đạt: 7 GV; Tỉ lệ: 41,2 %
+ Loại khá đạt: 8 GV; Tỉ lệ: 47,1 %
+ Loại TB đạt: 2 GV; Tỉ lệ: 11,7 %
- Đánh giá xếp loại cán bộ nhân viên: 12 cán bộ, nhân viên;
+ Loại tốt: không có
+ Loại khá: 12 đ/c; Tỉ lệ: 100 %
+ Loại TB: không có
Nhìn chung về đội ngũ đã bố trí đầy đủ các bộ phận, không ngừng tự bồi dưỡng nâng cao năng lực công tác, đặc biệt lực lượng giáo viên thường xuyên coi chất lượng dạy và học là hàng đầu. Đa số nhiệt tình công tác, luôn coi phẩm chất đạo đức của người phục vụ và người thầy là trên hết, phát động nhiều phong trào thi đua trong lao động, giảng dạy và học tập tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và đã gặt hái nhiều thành công.
Tuy nhiên nhà trường có thiếu biên chế cán bộ để phục vụ giảng dạy. Các cán bộ, giáo viên hiện phải kiêm nhiệm nhiều công việc nên hiệu quả chưa cao. Bên cạnh đó còn có một số giáo viên còn dạy thay các giáo viên nghỉ thai sản đã có ảnh hưởng phần nào đến sự tiếp thu học sinh. Có một số giáo viên tuy đã đạt trình độ đào tạo, xong còn chưa thực sự yêu nghề, chưa nhiệt tình công tác hoặc trình độ tay nghề còn yếu nên có ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục, thậm trí còn có một số giáo viên chưa nhận thức đầy đủ nghề làm thầy, nên đã tự làm giảm uy tín và hình ảnh của người thầy đứng trên bục giảng.
2. Về cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học :
- Phòng ở học sinh: có 20 phòng, trung bình 11,4 học sinh/phòng
- Nhà ăn học sinh có: 1 - Nhà bếp: 1
- bàn ghế nhà ăn HS có 15 bộ
- Nhà vệ sinh HS có: 3 - Giường HS: 115 cái .
- Phòng học có: 7 phòng - Bàn ghế HS có: 115 bộ
- Bàn ghế GV, HS có đủ tối thiểu để phục vụ giảng dạy.
Phòng học bộ môn: 6 ( gồm: Phòng Tin học; Vật lý; Công nghệ; Ngoại ngữ; Âm nhạc và phòng hóa – Sinh.
- Phòng thiết bị có: 2
- Phòng thí nghiệm: chưa có
- Phòng thư viện:1.
- Phòng kế toán: 1
- Phòng y tế, thủ quỹ: 1
- Phòng văn thư + văn phòng chờ GV: 1
- Phòng bảo vệ: 1
- Phòng Đoàn – Đội: 1
-Thiết bị dạy học có: 4 bộ
- Vi tính: 34 bộ
- Sách giáo khoa: 228 bộ
- Vở và đồ dùng học tập cung cấp đủ cho HS.
- Sách GV và các tài liệu tham khảo: 4 bộ
Nhìn chung về cơ sở vật chất và trang thiết bị đã được cung cấp đủ tối thiểu để phục vụ hoạt động giảng dạy và học tập. Song vẫn còn thiếu thốn khá lớn, sách thiết bị chưa đồng bộ và đã hư hỏng nhiều, quá trình sử dụng còn gây ảnh hưởng lớn trong quá trình dạy và học.
3. Về kinh phí: Năm 2010
* Nguồn ngân sách cấp 100%. Tổng cộng: 3.399.643.573 đồng. Trong đó:
- Chi lương: 439.564.401 đồng
- Tiền công: 109.829.600 đồng
- Tiền phụ cấp lương: 486.925.582 đồng
- Chi học bổng học sinh: 1.472.572.000 đồng
- Tiền thưởng: 37.400.000 đồng
- Phúc lợi tập thể: 7.132.000 đồng
- BHXH, YT, CĐ phải nộp: 116.095.355 đồng
- Trợ cấp phụ cấp khó khăn: không có
* Chi thanh toán hàng hóa dịch vụ: Gồm:
- Thanh toán dịch vụ công cụ: 19.649.973 đồng
- Vật tư văn phòng: 170.553.600 đồng
- Thông tin liên lạc: 17.803.624 đồng
- Công tác phí: 45.694.000 đồng
- Chi phí thuê mướn: 6.220.000 đồng
- Chi khác: 95.517.000 đồng
- Sửa chữa phục vụ công tác CM: 2.100.000 đồng
- Chi phí nghiệp vụ chuyên môn của ngành: 182.291.438 đồng
* Mua sắm tài sản dùng cho công tác chuyên môn:
- Mua, đầu tư tài sản vô hình: 9.500.000 đồng
- Mua, đầu tư tài sản hữu hình: 180.795.000 đồng
* Các nguồn khác: tiền tài trợ trên 81.900.000 đồng
- Có 20.520 li sữa Vinamilk, Trị giá khoảng: 82.900.000 đồng; trung bình: 90 li sữa/1 HS.
Nhìn chung các khoản thu chi đều đúng mục đích, thực hiện tiết kiệm, không lãng phí. Các khoản thu chi rõ ràng, công khai, mở số sách kế toán theo quy định của nhà nước.
4. Về công tác quản lý chỉ đạo:
a, Kiện toàn tổ chức bộ máy trong nhà trường:
- Trường có: 3 tổ lao động
+ Tổ khoa học tự nhiên có: 8 giáo viên
+ Tổ khoa học xã hội có: 9 giáo viên
+ Tổ Hành chính- Văn phòng có: 12 cán bộ, công nhân viên.
- Có một tổ Công đoàn gồm 31 Đoàn viên.
- Có một chi hội khuyến học gồm 27 hội viên.
- Có một chi đoàn gồm: 1 Đoàn viên (CB, GV, NV). Tỉ lệ: 100%
- Có một Liên Đội gồm 6 chi đội: 228 đội viên: Tỉ lệ: 100%
Các tổ chức bộ máy trong nhà trường căn cứ vào chỉ thị nhiệm vụ năm học và các chỉ thị, nghị quyết, các văn bản chỉ đạo của cấp trên đã xây dựng kế hoạch hoạt động góp phần thắng lợi nhiệm vụ năm học.
b, Công tác quản lý chỉ đạo:
- Tranh thủ sự ủng hộ và phối hợp của các tổ chức đoàn thể, sự quan tâm chỉ đạo của các cấp Ủy Đảng và chính quyền sự chăm sóc nhiệt tình của các bậc phụ huynh học sinh, của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường nên có nhiều điều kiện thuận lợi trong công tác giáo dục thế hệ trẻ.
- Lãnh đạo thường xuyên có kế hoạch chủ động chỉ đạo việc thực hiện nhiệm vụ năm học có hiệu quả cao.
- Có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và giáo dục học sinh mang lại thành quả đáng kể.
- Chỉ đạo các tổ lao động thường xuyên hoạt động, tăng cường số lần sinh hoạt để rút ra bài học kinh nghiệm, tăng thêm hiệu quả công tác trong giáo dục.
- Chỉ đạo đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học và trong quản lý .
- Các tổ chức công Đoàn, đoàn thanh niên và đội thiếu niên tiền phong HCM thường xuyên hoạt động, phối kết hợp chặt chẽ với chính quyền nhà trường cùng hành động vì mục đích chung để giáo dục học sinh.
- Thường xuyên giám sát kiểm tra, đôn đốc thực hiện tốt các đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của nhà nước.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chấn chỉnh nền nếp kỉ cương, ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực trong nhà trường.
- Tuyên truyền giáo dục cho cán bộ, giáo viên nhân viên và học sinh, ngăn chặn các tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường.
- Công tác xã hội hóa giáo dục được phát triển, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh.
- Tăng cường đẩy mạnh nhiệm vụ cung của huyện nhà về phổ cập giáo dục trung học cơ sở luôn vận động và duy trì sĩ số học sinh, tăng cường làm việc để giữ uy tín và nâng cao chất lượng giáo dục .
III . KẾT QUẢ GIÁO DỤC NĂM HỌC 2010 – 2011
1. Chất lượng 2 mặt giáo dục như sau: Tổng số: 228 HS
Khối lớp TS
HS Hạnh kiểm Học lực
Tốt Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu Kém
6A 31 22 8 1 11 19 1
6B 31 21 10 8 22 1
Khối 6 62 43
18
1 19
41
2

Tỉ lệ % 71% 29% 1,6% 30,6% 66,1% 3,2%
7A 40 34 6 2 28 10
7B 36 23 13 2 14 16 4
Khối 7 76
57 19 4 42 26 4
Tỉ lệ % 75% 25% 5,3% 55,3% 34,2% 5,3%
Khối 8 33 23 6 4 2 13 14 4
Tỉ lệ % 69,7% 18,2% 12,1% 6,1% 39,4% 42,4 12,1
9A 23 23 15 8
9B 34 34 3 18 13
Khối 9
Tỉ lệ % 57 57 3 33 21
100% 5,3% 57,9% 36,8%
Toàn trường 228 180 43 5 9 107 102 10
Tỉ lệ % 78,9% 18,9% 2,2% 3,9 46,9 44,7% 4,4%

* So với năm học trước: ( % )
Hạnh kiểm Học lực
Tốt Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu Kém
+ 1,9 - 1,3 0,0 Không có 0,0 + 11,4% - 7,1 - 4,4

2. Về hiệu quả giáo dục như sau:

Khối lớp
Tổng số HS Lên lớp thẳng hoặc TNTHCS
Thi lại
Lưu ban Được lên lớp sau khi thi lại
Số
Lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %
6A 31 30 96,8 1 3,2 1 100
6B 31 30 96,8 1 3,2 1 100
Khối 6 62 60 96,8 2 3,2 2 100
7A 40 40 100
7B 36 32 88,9 4 11,1 4 100
Khối 7 76 72 94,7 4 5,3 4 100
Lớp 8 33 29 87,9 4 12,1 4 100
9A 23 23 100
9B 34 34 100
Khối 9 57 57 100
Toàn trường 228 218 95,6 10 4,4 10 100

* So với năm học trước: ( % )
Lên lớp thẳng, TNTHCS Thi Lại Lưu ban Lên lớp sau thi lại
+ 4,8% - 4,0% Không có
- Nhìn chung về chất lượng giáo dục từng bước được nâng cao nhưng chưa đều giữa các môn học, giữa các khối lớp. Một số học sinh còn lười học, bỏ tiết hoặc tự ý nghỉ học để về nhà hoặc gia đình thường xuyên đón về nhà. Sự tiếp thu chậm và rỗng kiến thức từ cấp dưới, nhiều học sinh chưa nhận thức đúng đắn việc học tập, nên đã dẫn đến kết quả một số chỉ tiêu quan trọng chưa đạt yêu cầu so với kế hoạch.
3. Thi đua khen thưởng:
Công tác thi đua của Trường được đẩy mạnh thường xuyên, các phong trào thi đua đã được toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh hưởng ứng tích cực và coi đó là động lực thúc đẩy sự phát triển của đơn vị. Kết quả thi đua như sau:
* Đối với học sinh:
- Đạt danh hiệu học sinh giỏi: 9 HS = 5.400.000 đồng
- Đạt danh hiệu học sinh tiên tiến: 107 HS = 42.800.000 đồng
- Số học sinh đạt danh hiệu cháu ngoan Bác Hồ có: 180 HS
- Chi đội mạnh đạt: 4 chi đội.
- Thi học sinh giỏi cấp huyện đạt: đạt 3 giải
- Thi học sinh giỏi cấp tỉnh đạt: 1 giải = 60. 000 đồng
- Thi điền kinh cấp huyện đạt: đạt giải nhất toàn đoàn; giải nhì đồng đội nữ; giải ba đồng đội nam = 850.000 đồng
Về thành tích cá nhân: đạt 3 giải nhất; 3 giải nhì; 2 giải ba = 970.000 đồng
- Học sinh hiếu học: 2 xuất học bổng = 400.000 đồng
* Đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên:
- Thi giáo viên dạy giỏi các cấp:
+ Cấp trường đạt: đạt 9 giáo viên = 900.000 đồng
+ Cấp huyện đạt: đạt 3 giáo viên = 600.000 đồng
- Tham gia văn nghệ toàn ngành: đạt giải C = 100.000 đồng
Tổng cộng tiền thưởng: trên 52.000 000 đồng.
Mặc dù giá trị tiền thưởng còn khiêm tốn, nhưng giá trị lớn hơn cả là tinh thần thi đua yêu nước, tinh thần tích cực xây dựng Đất nước ngày càng giàu mạnh được in sâu vào tư tưởng của mỗi tập thể, của mỗi cá nhân.
ĐÁNH GIÁ CHUNG
Năm học 2010 – 2011 là năm học đầu tiên thực hiện Nghị quyết đại hội toàn Quốc Đảng lần thứ XI và đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2010 - 2015, với sự nỗ lực quyết tâm phấn đấu của toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nên trường ta đã thu được nhiều kết quả đáng kể, có nhiều chỉ tiêu đạt và vượt mức kế hoạch so với năm học trước. Năm học này có nhiều gương điển hình tiên tiến cần được nhân rộng trong những năm học tới. Tuy nhiên cần tiếp tục khắc phục những hạn chế, tồn tại như tỉ lệ học sinh yếu, học sinh lưu ban và chất lượng thấp ở một số môn học hoặc tính ỷ lại, trông chờ vẫn còn, có một số ít học sinh học tập còn thụ động nên gây ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục.
Phần thứ hai
PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2011 – 2012
I. Mục tiêu, chỉ tiêu:
1. Quy mô phát triển: Có 7 lớp và 230 học sinh; trong đó:
+ Lớp 6: 2 lớp: 59 HS
+ Lớp 7: 2 lớp: 62 HS
+ Lớp 8: 2 lớp: 76 HS
+ Lớp 9: 1 lớp: 33 HS
2. Các chỉ tiêu phấn đấu:
- Duy trì sĩ số: 100%
- Tỉ lệ hạnh kiểm khá trở lên: 98%
- Xếp loại hạnh kiểm yếu không quá: 2%
- Tỉ lệ học sinh giỏi: 4%
- Tỉ lệ học sinh khá đạt: 47%
- Tỉ lệ học sinh yếu không quá: 5%
- Tỉ lệ lên lớp thẳng: 96%
- Tỉ lệ học sinh lưu ban: Không quá 2%.
- Tỉ lệ tốt nghiệp THCS: 100%.
- Tăng tỉ lệ học sinh đạt giải các kì thi học sinh giỏi cấp huyện : 4 %
- Tỉ lệ học sinh giỏi cấp tỉnh: 3%
II. Những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu:
1. Tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng và bồi dưỡng phẩm chất đạo đức học sinh.
2. Tăng cường phụ đạo học sinh yếu kém và bồi dưỡng học sinh khá giỏi.
3. Kết nạp thêm một số thanh niên ưu tú và thiếu niên vào tổ chức của Đoàn – Đội để tạo thêm tổ chức hoạt động càng mạnh trong nhà trường.
4. Bồi dưỡng phẩm chất, năng lực cho đoàn viên công đoàn để nâng cao hiệu quả công tác, xứng đáng là tổ chức công đoàn cơ sở vững mạnh.
5. Tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và trong quản lý.
6. Tăng cường thanh tra kiểm tra thường xuyên, định kỳ.
7. Ngăn chặn không có trường hợp nào mắc các tệ nạn xã hội, tệ nạn ma túy, phòng chống HIV/AIDS và giáo dục trật tự an toàn giao thông.
8. Tổ chức thực hiện tốt có hiệu quả cuộc vận động “ Hai không” với 4 nội dung: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục; nói không với việc vi phạm đạo đức nhà giáo và ngồi nhầm lớp” Và đẩy mạnh phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
9.Tiếp tục thực hiện cuộc vân động: “ Dân chủ - Kỷ cương – Tình thương – Trách nhiệm” và cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; cuộc vận động “ Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương tự học và sáng tạo”. Đẩy mạnh công tác xã hội giáo dục.
10. Duy trì tốt phong trào thi đua hai tốt “ Dạy tốt, học tốt”.
HIỆU TRƯỞNG




Nông Văn Công

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét